Đây là cách tiếp cận ngân sách đầu tư công đúng hướng cũng như đặt ra vấn đề trách nhiệm và kỷ luật thị trường, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay. Trao đổi với ĐTTC về chính sách này, TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN (ảnh), Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho biết:
Kể từ ngày 15-6-2017, khi NĐ52 có hiệu lực, các địa phương sẽ không được cấp phát mà phải vay lại vốn ODA từ Chính phủ. Điều kiện để địa phương vay lại vốn ODA từ Chính phủ là có dự án được cấp có thẩm quyền cho phép huy động vốn vay để thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; dự án có phần vốn góp của ngân sách địa phương (NSĐP) theo phương thức hợp tác công tư, thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương; dự án được bố trí vốn đối ứng để thực hiện phù hợp với quy định hiện hành.
Tổng mức vay tại thời điểm thẩm định chủ trương đầu tư chương trình, dự án không vượt quá hạn mức dư nợ của NSĐP. Đặc biệt, địa phương muốn vay ODA phải không có nợ vay lại của Chính phủ quá hạn trên 180 ngày, vốn vay ưu đãi không vượt quá 10% nguồn thu NSĐP được hưởng theo phân cấp tại thời điểm xem xét khoản vay lại.
Tỷ lệ cho vay lại nguồn vốn vay ODA cũng được Chính phủ quy định cụ thể trong nghị định. Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ NSTƯ so với tổng chi cân đối NSĐP từ 70% trở lên, được vay lại là 10% vốn vay ODA; tương tự địa phương cân đối NSĐP từ 50% đến dưới 70% được vay lại 20% vốn vay ODA; cân đối NSĐP dưới 50% được vay lại 30% vốn vay ODA; địa phương có điều tiết về NSTƯ áp dụng tỷ lệ cho vay lại 50% vốn vay ODA; riêng Hà Nội và TPHCM được áp dụng tỷ lệ vay lại 80% vốn vay ODA.
Bên cạnh đó, các địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ NSTƯ so với tổng chi cân đối NSĐP từ 70% trở lên, nhưng thuộc danh mục các địa phương có huyện nằm trong danh sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ưu đãi. Khi vay ODA, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí vốn từ NSĐP, hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để trả đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ gồm gốc, lãi, phí từ vay ODA.
PHÓNG VIÊN: - Ông đánh giá thế nào về cơ chế cho vay lại vốn vay ODA vừa được ban hành?
TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN: Nhiều địa phương thường coi vốn vay ODA được sử dụng miễn phí, nên đã làm hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn vay ưu đãi này suốt nhiều năm qua. Tôi ủng hộ quan điểm Chính phủ cho địa phương vay lại ODA, không phải cấp, phát như lâu nay vẫn làm để ràng buộc trách nhiệm của địa phương.
Tỷ lệ cho vay lại nguồn vốn vay ODA cũng được Chính phủ quy định cụ thể trong nghị định. Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ NSTƯ so với tổng chi cân đối NSĐP từ 70% trở lên, được vay lại là 10% vốn vay ODA; tương tự địa phương cân đối NSĐP từ 50% đến dưới 70% được vay lại 20% vốn vay ODA; cân đối NSĐP dưới 50% được vay lại 30% vốn vay ODA; địa phương có điều tiết về NSTƯ áp dụng tỷ lệ cho vay lại 50% vốn vay ODA; riêng Hà Nội và TPHCM được áp dụng tỷ lệ vay lại 80% vốn vay ODA.
Kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ năm 2017 dự kiến 99.000 tỷ đồng, bằng mức vay năm 2016 và gấp gần 3 lần mức vay năm 2015 (36.000 tỷ đồng). Tỷ lệ cho vay lại nguồn vay ODA năm 2016 là 43.000 tỷ đồng, theo kế hoạch năm 2017 giảm xuống 26.000 tỷ đồng. |
PHÓNG VIÊN: - Ông đánh giá thế nào về cơ chế cho vay lại vốn vay ODA vừa được ban hành?
TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN: Nhiều địa phương thường coi vốn vay ODA được sử dụng miễn phí, nên đã làm hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn vay ưu đãi này suốt nhiều năm qua. Tôi ủng hộ quan điểm Chính phủ cho địa phương vay lại ODA, không phải cấp, phát như lâu nay vẫn làm để ràng buộc trách nhiệm của địa phương.
Cho vay lại vốn ODA cũng đòi hỏi năng lực của địa phương trong bố trí, lựa chọn, triển khai dự án với một tiến độ ưu tiên hợp lý, nếu không sẽ xảy ra tình trạng địa phương vay thật nhiều để tận dụng nguồn vốn rẻ, nhưng khi sử dụng lại đạt hiệu quả quá thấp.
- Nhưng có ý kiến cho rằng điều kiện vay này sẽ làm mất cân đối sự phát triển giữa các địa phương khá, có nguồn thu tốt và các tỉnh nghèo, khó khăn ở vùng sâu, vùng xa?
- Trước hết phải khẳng định ODA là nguồn vốn vay nên địa phương phải đảm bảo được năng lực trả nợ. Thứ hai, phải tạo điều kiện cho địa phương đóng góp nhiều hơn cho NSTƯ, nó giống như một phần thưởng, tạo thêm động lực phát triển cho địa phương. Cả 2 yếu tố này đều có ý nghĩa trong sử dụng hiệu quả vốn vay ODA.
- Nhưng có ý kiến cho rằng điều kiện vay này sẽ làm mất cân đối sự phát triển giữa các địa phương khá, có nguồn thu tốt và các tỉnh nghèo, khó khăn ở vùng sâu, vùng xa?
- Trước hết phải khẳng định ODA là nguồn vốn vay nên địa phương phải đảm bảo được năng lực trả nợ. Thứ hai, phải tạo điều kiện cho địa phương đóng góp nhiều hơn cho NSTƯ, nó giống như một phần thưởng, tạo thêm động lực phát triển cho địa phương. Cả 2 yếu tố này đều có ý nghĩa trong sử dụng hiệu quả vốn vay ODA.
Xưa nay chúng ta hay rải vốn vào những chỗ năng lực trả nợ thấp, đồng thời yếu tố bình quân trong cấp vốn đã làm cho địa phương có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách giảm động lực. Cứ chia đều mãi sẽ dẫn tới tình trạng địa phương càng ít đóng góp càng được hưởng lợi nhiều. Mặt khác, việc cho địa phương vay lại ODA cũng tôn trọng nguyên tắc kinh tế thị trường.
Thực tế các địa phương đóng góp nhiều cho NSTƯ cũng có nhu cầu rất lớn trong nâng cấp hạ tầng giao thông nhằm giải tỏa những điểm nghẽn phát triển về hạ tầng. Thí dụ tại TPHCM, những khu vực được cho là đất vàng có khả năng tạo ra năng lực sản xuất GDP, năng lực đóng góp cho ngân sách tính theo diện tích đất cao hơn các địa phương khác, cụ thể cao gấp 2 lần Hà Nội.
Thực tế các địa phương đóng góp nhiều cho NSTƯ cũng có nhu cầu rất lớn trong nâng cấp hạ tầng giao thông nhằm giải tỏa những điểm nghẽn phát triển về hạ tầng. Thí dụ tại TPHCM, những khu vực được cho là đất vàng có khả năng tạo ra năng lực sản xuất GDP, năng lực đóng góp cho ngân sách tính theo diện tích đất cao hơn các địa phương khác, cụ thể cao gấp 2 lần Hà Nội.
Nếu đầu tư vào đây hiệu suất đóng góp cho NSTƯ tăng lên đáng kể. Đây là những luận điểm rất có ý nghĩa để chúng ta thay đổi, có cách tiếp cận ngân sách cho đầu tư công đúng hướng nhằm tạo ra những đột phá mạnh trong phát triển kinh tế.
- Ông nhìn nhận thế nào về ràng buộc mức phạt chậm trả lãi vay và trễ hẹn trả lãi vay quá 180 ngày không được vay mới nguồn vốn ODA?
- Nếu nhìn vào con số lãi phạt chậm trả theo mức cao hơn 150% lãi suất cho vay lại, hoặc bằng mức lãi suất chậm trả quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài thấy nó lớn.
- Ông nhìn nhận thế nào về ràng buộc mức phạt chậm trả lãi vay và trễ hẹn trả lãi vay quá 180 ngày không được vay mới nguồn vốn ODA?
- Nếu nhìn vào con số lãi phạt chậm trả theo mức cao hơn 150% lãi suất cho vay lại, hoặc bằng mức lãi suất chậm trả quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài thấy nó lớn.
Nhưng mức lãi suất vay vốn ODA theo các cam kết quốc tế chỉ khoảng 3-4%/năm, nếu địa phương chịu phạt vẫn thấp hơn so với vốn vay thương mại trên thị trường.
- Xin cảm ơn ông.
- Xin cảm ơn ông.