Cho biết Nghị định 52/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15-6 tới) về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với các địa phương sẽ quy định cụ thể điều này.
Vốn cấp phát bộc lộ yếu điểm
PHÓNG VIÊN: - Thưa bà, giai đoạn 2004-2015 tỷ trọng vốn cấp phát lớn, trong khi tỷ trọng cho vay lại rất hạn chế. Phải chăng do địa phương ngại vay, muốn cấp phát?
PHÓNG VIÊN: - Thưa bà, giai đoạn 2004-2015 tỷ trọng vốn cấp phát lớn, trong khi tỷ trọng cho vay lại rất hạn chế. Phải chăng do địa phương ngại vay, muốn cấp phát?
Bà NGUYỄN XUÂN THẢO: - Giai đoạn 2004-2015, trong tổng số vốn ODA, vốn vay ưu đãi được ký kết khoảng 45 tỷ USD, trong đó vốn vay dành cho các chương trình dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương (NSTƯ) khoảng 15,51 tỷ USD (chiếm 35%).
Trong tổng số vốn còn lại dành cho chương trình dự án của địa phương, tỷ trọng vốn cấp phát lên đến 92,2%, còn tỷ trọng cho vay lại chỉ đạt 7,8%. Thực trạng này xuất phát từ đặc điểm của giai đoạn trước là các địa phương có nhu cầu đầu tư lớn để xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội, nhưng phần lớn địa phương chưa tự cân đối được, khiến NSTƯ phải trợ cấp.
Tính đến năm 2015, mới có 13 địa phương tự cân đối được thu chi và điều tiết về Trung ương, các địa phương khác còn nhiều khó khăn, một số địa phương đặc biệt khó khăn. Hơn nữa, nguồn vốn huy động được trong giai đoạn này có tính ưu đãi cao (chủ yếu là vốn ODA, lãi suất trung bình khoảng 1%/năm, kỳ hạn dài đến 40 năm), do đó việc đẩy mạnh cho chính quyền địa phương, nhất là địa phương chưa bảo đảm cân đối ngân sách được vay lại chưa hoàn toàn hợp lý. Mặt khác, địa phương cũng mong muốn cấp phát nhiều để đỡ áp lực trả nợ.
Tuy nhiên, cơ chế cấp phát cũng bắt đầu bộc lộ một số hạn chế, chưa đảm bảo sự hỗ trợ đồng đều của Trung ương tới các địa phương. Một số địa phương lớn được hỗ trợ nhiều, địa phương nhỏ khó khăn hơn được hỗ trợ ít (do quy mô của dự án nhỏ hơn).
Tính đến năm 2015, mới có 13 địa phương tự cân đối được thu chi và điều tiết về Trung ương, các địa phương khác còn nhiều khó khăn, một số địa phương đặc biệt khó khăn. Hơn nữa, nguồn vốn huy động được trong giai đoạn này có tính ưu đãi cao (chủ yếu là vốn ODA, lãi suất trung bình khoảng 1%/năm, kỳ hạn dài đến 40 năm), do đó việc đẩy mạnh cho chính quyền địa phương, nhất là địa phương chưa bảo đảm cân đối ngân sách được vay lại chưa hoàn toàn hợp lý. Mặt khác, địa phương cũng mong muốn cấp phát nhiều để đỡ áp lực trả nợ.
Tuy nhiên, cơ chế cấp phát cũng bắt đầu bộc lộ một số hạn chế, chưa đảm bảo sự hỗ trợ đồng đều của Trung ương tới các địa phương. Một số địa phương lớn được hỗ trợ nhiều, địa phương nhỏ khó khăn hơn được hỗ trợ ít (do quy mô của dự án nhỏ hơn).
Cơ chế cấp phát chưa khuyến khích các địa phương phát huy tối đa tính chủ động để đạt được hiệu quả sử dụng vốn tối ưu. Đồng thời, Luật Ngân sách nhà nước 2015 (có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017) đã chính thức quy định quyền vay nợ của địa phương (thông qua các quy định về bội chi, hạn mức nợ...). Từ các yêu cầu của pháp luật Việt Nam và đòi hỏi của tình hình mới, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định 52 để quy định rõ về cơ chế cho vay lại đối với chính quyền địa phương.
- Vậy việc cho vay lại có dựa trên đặc thù của các địa phương?
- Đối với cho vay lại chính quyền địa phương, tỷ lệ cho vay lại các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội được xác định theo điều kiện của nguồn vốn (vay ODA và vay ưu đãi). Tỷ lệ cho vay lại vốn ODA dự kiến chia làm 5 nhóm, bao gồm 3 nhóm đối với các tỉnh nhận trợ cấp từ NSTƯ (theo mức độ trợ cấp) và 2 nhóm đối với các tỉnh điều tiết về NSTƯ.
Đối với vốn vay ưu đãi, tỷ lệ cho vay lại chia làm 3 nhóm, bao gồm nhóm các địa phương khó khăn nhất (được NSTƯ trợ cấp trên 70%) và các huyện thuộc danh mục Nghị quyết 30a của Chính phủ; nhóm các tỉnh khác nhận trợ cấp từ NSTƯ và nhóm các tỉnh có điều tiết về Trung ương. Đối với các dự án đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, tỷ lệ cho vay lại thống nhất là 70%. Bộ Tài chính đang rà soát và sẽ sớm công bố tỷ lệ vay lại cụ thể của từng địa phương theo các nguyên tắc được quy định tại Nghị định 52.
Ràng buộc trách nhiệm
- Hiện nay tính ràng buộc với việc vay nợ của chính quyền địa phương không cao. Nếu địa phương vay không trả được nợ thì sẽ ra sao?
- Doanh nghiệp muốn vay lại vốn của Chính phủ, theo dự kiến tại dự thảo Luật Quản lý tài sản công phải đáp ứng nhiều tiêu chí như: kinh doanh không bị lỗ, phải được xếp hạng tín nhiệm bằng hoặc thấp hơn tín nhiệm quốc gia 1 bậc…
- Vậy việc cho vay lại có dựa trên đặc thù của các địa phương?
- Đối với cho vay lại chính quyền địa phương, tỷ lệ cho vay lại các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội được xác định theo điều kiện của nguồn vốn (vay ODA và vay ưu đãi). Tỷ lệ cho vay lại vốn ODA dự kiến chia làm 5 nhóm, bao gồm 3 nhóm đối với các tỉnh nhận trợ cấp từ NSTƯ (theo mức độ trợ cấp) và 2 nhóm đối với các tỉnh điều tiết về NSTƯ.
Đối với vốn vay ưu đãi, tỷ lệ cho vay lại chia làm 3 nhóm, bao gồm nhóm các địa phương khó khăn nhất (được NSTƯ trợ cấp trên 70%) và các huyện thuộc danh mục Nghị quyết 30a của Chính phủ; nhóm các tỉnh khác nhận trợ cấp từ NSTƯ và nhóm các tỉnh có điều tiết về Trung ương. Đối với các dự án đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, tỷ lệ cho vay lại thống nhất là 70%. Bộ Tài chính đang rà soát và sẽ sớm công bố tỷ lệ vay lại cụ thể của từng địa phương theo các nguyên tắc được quy định tại Nghị định 52.
Ràng buộc trách nhiệm
- Hiện nay tính ràng buộc với việc vay nợ của chính quyền địa phương không cao. Nếu địa phương vay không trả được nợ thì sẽ ra sao?
Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam giảm rõ rệt. Từ tháng 7 tới Việt Nam không còn được vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) theo điều kiện ODA, sau đó sẽ đến các đối tác phát triển khác. Theo đó, Việt Nam phải chuyển sang sử dụng chủ yếu nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay toàn bộ theo điều kiện thị trường. |
Tương tự, việc cho vay lại ngân sách địa phương cũng phải tuân thủ quy định của Nghị định 52 và các quy định pháp luật liên quan. Vốn vay lại phải được trả nợ đầy đủ, đúng hạn từ nguồn ngân sách địa phương hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Khi UBND cấp tỉnh đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi, tỉnh phải xác định được cơ chế tài chính, tỷ lệ cho vay lại, hiệu quả dự án, khả năng trả nợ. Việc vay lại nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi đối với UBND cấp tỉnh đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với khả năng tài chính của ngân sách địa phương.
Tăng cho vay lại với chính quyền địa phương cũng không phải mức quá cao để địa phương không trả được nợ, mà phải tuân thủ hạn mức nợ của ngân sách nhà nước, dòng tiền hàng năm… Việc tăng cường cho vay lại đang có lộ trình. Nguyên tắc vay phải có trách nhiệm trả và theo Nghị định 52, địa phương phải bố trí vốn để trả nợ đầy đủ khi đến hạn. Nếu nợ quá hạn trên 180 ngày, địa phương không được đề xuất các công trình dự án vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Theo quy định các khoản nợ địa phương không chỉ UBND tỉnh quyết định, phải trình ra HĐND nên có thể kiểm soát được vay, trả nợ.
- Tính toán về tỷ lệ cấp phát và cho vay lại của Bộ Tài chính là đến thời điểm 2015. Vậy năm 2016 tỷ lệ cấp phát có giảm và việc thực hiện theo Nghị định 52 sẽ ra sao?
- Kể từ sau khi Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 14-2-2015 của Thủ tướng chỉ đạo giải pháp tăng cường cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với chính quyền địa phương, Bộ Tài chính đã chủ động tăng cường cho vay lại. Theo đó tỷ lệ cấp phát đang giảm dần. Và tin tưởng với Nghị định 52, tỷ lệ cấp phát giảm đi, cho vay lại tăng lên trong hạn mức ngân sách quy định.
- Xin cảm ơn bà.
Tăng cho vay lại với chính quyền địa phương cũng không phải mức quá cao để địa phương không trả được nợ, mà phải tuân thủ hạn mức nợ của ngân sách nhà nước, dòng tiền hàng năm… Việc tăng cường cho vay lại đang có lộ trình. Nguyên tắc vay phải có trách nhiệm trả và theo Nghị định 52, địa phương phải bố trí vốn để trả nợ đầy đủ khi đến hạn. Nếu nợ quá hạn trên 180 ngày, địa phương không được đề xuất các công trình dự án vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Theo quy định các khoản nợ địa phương không chỉ UBND tỉnh quyết định, phải trình ra HĐND nên có thể kiểm soát được vay, trả nợ.
- Tính toán về tỷ lệ cấp phát và cho vay lại của Bộ Tài chính là đến thời điểm 2015. Vậy năm 2016 tỷ lệ cấp phát có giảm và việc thực hiện theo Nghị định 52 sẽ ra sao?
- Kể từ sau khi Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 14-2-2015 của Thủ tướng chỉ đạo giải pháp tăng cường cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với chính quyền địa phương, Bộ Tài chính đã chủ động tăng cường cho vay lại. Theo đó tỷ lệ cấp phát đang giảm dần. Và tin tưởng với Nghị định 52, tỷ lệ cấp phát giảm đi, cho vay lại tăng lên trong hạn mức ngân sách quy định.
- Xin cảm ơn bà.