Thành công nhưng dễ tổn thương
Thặng dư thương mại song phương Việt Nam với Mỹ hơn 40 tỷ USD, đứng thứ 6 trong số các đối tác chính của Mỹ. Đối với tài khoản vãng lai, sau một thời gian dài thâm hụt, bất ngờ có thặng dư trên 5% GDP. Khoản thặng dư này đến từ thành quả xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), thay vì đến từ chính năng lực nội tại của các doanh nghiệp nội địa.
Điều nguy hiểm là những năm gần đây chênh lệch thặng dư thương mại giữa khu vực FDI (khoảng 13,3% GDP) và thâm hụt thương mại khu vực nội địa (khoảng 10,4% GDP) ngày càng giãn ra. Vị thế thặng dư thương mại của Việt Nam vì vậy được đánh giá dễ bị tổn thương trên cả mức khuyến cáo. Điều này đến từ một nền kinh tế ít hiệu năng với việc đầu tư khu vực kinh tế tư nhân bị kiềm hãm quá mức.
Về tỷ giá, trên danh nghĩa Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tuyên bố điều hành chế độ tỷ giá linh hoạt. Nhưng trên thực tế VNĐ vẫn neo khá chặt vào USD, nhiều hơn so với bất kỳ đồng tiền nào trong rổ tiền tệ tham chiếu tỷ giá điều hành. Dựa trên đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Mỹ cho rằng VNĐ khá ổn định trong những năm gần đây. Có giai đoạn VNĐ lên giá, cũng có giai đoạn VNĐ giảm giá. Năm 2017 VNĐ bị cho là định giá thực thấp hơn 7%, tuy nhiên năm 2018 VNĐ lại có xu hướng lên giá thực so với một rổ tiền tệ chủ yếu.
Vị thế thặng dư thương mại của Việt Nam được Mỹ đánh giá dễ bị tổn thương trên cả mức khuyến cáo. Điều này đến từ một nền kinh tế ít hiệu năng với việc đầu tư khu vực kinh tế tư nhân bị kiềm hãm quá mức. |
Các can thiệp trên thị trường ngoại hối khá cân xứng cả theo chiều tăng và giảm. 6 tháng đầu năm 2018 khi điều kiện tài chính thuận lợi thì NHNN mua vào ngoại tệ, trong khi 6 tháng cuối năm gặp những diễn biến bất lợi NHNN lại bán ra ngoại tệ để kiềm hãm tốc độ mất giá của VNĐ. Theo quan điểm của Mỹ, các can thiệp cân xứng trên thị trường ngoại hối là dấu hiệu cho thấy chúng chỉ nhằm mục đích làm dịu bớt các biến động tỷ giá, hơn là cố tình phá giá tiền tệ tạo lợi thế cho xuất khẩu.
Sau khi phân tích, Mỹ đưa ra một số hàm ý chính sách: Thứ nhất, Việt Nam phải cải cách cấu trúc mạnh mẽ để nền kinh tế linh hoạt, ổn định và năng động hơn. Thứ hai, hiện đại hóa khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ sẽ tạo thuận lợi hơn cho NHNN chuyển sang điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu.
Thứ ba, hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng. Thứ tư, NHNN cần chú ý làm mạnh thêm các quy tắc điều tiết thuộc về cẩn trọng vĩ mô để giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. Điều đáng lưu ý khi chỉ duy nhất có Việt Nam trong số 9 đối tác được Mỹ khuyến cáo về các chính sách cẩn trọng vĩ mô.
Ảnh minh họa.
Soi phá giá tiền tệ qua dự trữ ngoại hối
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ dường như mở ra một không gian chính sách ít ỏi cho NHNN Việt Nam. Theo quan điểm của Mỹ, khi tích lũy dự trữ ngoại hối đạt ngưỡng cần thiết, các can thiệp trên thị trường ngoại hối phải giảm dần, tỷ giá phải được biến động theo các yếu tố cơ bản dài hạn của nền kinh tế. Không khó để thấy rằng có một luận điểm rất đáng chú ý trong số các hàm ý trên, đó là tích lũy dự trữ ngoại hối bao nhiêu mới đủ mức cần thiết?
Theo quan điểm phổ biến hiện nay trong kinh tế, dự trữ ngoại hối bảo đảm an toàn ít nhất cũng phải ở mức 3 tháng nhập khẩu. Nếu thế, xem như Việt Nam đã ở sát ngưỡng. Tuy nhiên, nếu so sánh với 21 đối tác thương mại nằm trong phân tích của Mỹ, nhiều quốc gia đã vượt ngưỡng này rất xa. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam xếp thứ 15, thấp nhất trong các đối tác chính của Mỹ, không tính 6 nước khối EU là Pháp, Đức, Hà Lan, Italia, Bỉ, Ireland (Mỹ cho rằng Ngân hàng trung ương châu Âu ECB để cho đồng EUR thả nổi và đã không can thiệp vào thị trường ngoại hối từ 2001).
Các nước như Thụy Sĩ, Trung Quốc, Nhật, Brazil có dự trữ ngoại hối từ 15-23 tháng nhập khẩu; các nước Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia cũng có dự trữ ngoại hối khá mạnh từ 6-8 tháng nhập khẩu. Như vậy, xem ra với quy mô GDP hiện tại NHNN có thể có cơ hội tích lũy thêm vài chục tỷ USD dự trữ ngoại hối.
Để hiểu rõ hơn điều này, hãy chú ý đến phương pháp luận của Mỹ: Tại sao họ lại quan tâm đến việc một quốc gia tích lũy dự trữ ngoại hối?
Nếu không có lý do can thiệp chính đáng, chẳng hạn không có dòng vốn chảy vào mà NHNN vẫn mua vào ngoại tệ, nguy cơ bị quy cho thao túng tiền tệ sẽ rất cao. |
Dù vậy, cho đến nay hầu như rất ít quốc gia trong danh sách 21 đối tác thương mại chính công bố công khai các hoạt động như thế, Mỹ vì vậy chỉ còn cách nhìn vào tích luỹ dự trữ ngoại hối (kết hợp với nhiều thông số khác và kênh ngoại giao) để phán đoán một quốc gia có phá giá tiền tệ?
So với trước đây, Mỹ đã điều chỉnh phạm vi can thiệp trên thị trường ngoại hối, từ 8 trên 12 tháng xuống chỉ còn 6 trên 12 tháng. Điều này có nghĩa là quy mô và tần suất các can thiệp mua ngoại tệ của NHNN làm giảm biến động của tỷ giá sẽ không còn dễ dàng như trước. Thậm chí các can thiệp trên thị trường ngoại hối cho dù chưa đạt ngưỡng định lượng 2% GDP, nhưng hoàn cảnh của can thiệp sẽ được Mỹ giám sát chặt.
Theo đó, nếu không có lý do can thiệp chính đáng, chẳng hạn không có dòng vốn chảy vào mà NHNN vẫn mua vào ngoại tệ, nguy cơ bị quy cho thao túng tiền tệ sẽ rất cao.
Tích lũy dự trữ ngoại hối quá nhiều đương nhiên có cái giá phải trả là chi phí tài khóa của dự trữ, đó là tiền lãi phải trả trên lượng tín phiếu kho bạc mà NHNN phát hành ra để trung hòa lượng tiền bơm ra mua vào ngoại tệ (vẫn còn một số chi phí khác nữa, tạm thời chưa bàn đến trong bài viết).
Tích lũy dự trữ ngoại hối quá nhiều đương nhiên có cái giá phải trả là chi phí tài khóa của dự trữ, đó là tiền lãi phải trả trên lượng tín phiếu kho bạc mà NHNN phát hành ra để trung hòa lượng tiền bơm ra mua vào ngoại tệ (vẫn còn một số chi phí khác nữa, tạm thời chưa bàn đến trong bài viết).
Tuy nhiên, với mức dự trữ ngoại hối quá thấp như hiện nay, Việt Nam càng trở nên dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài. Nó khiến cho 1 USD dự trữ tăng thêm mang lại lợi ích lớn hơn nhiều so với cái giá phải trả, ít nhất cũng trong thời điểm này.
Theo khảo sát của Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS vào năm 2016, Ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế mới nổi gia tăng dự trữ ngoại hối, do những quan ngại sâu sắc các dòng vốn chảy ra sẽ tạo ra các bất ổn tỷ giá, từ đó làm suy yếu hệ thống tài chính. Ổn định hệ thống tài chính cùng với tác động phát tín hiệu từ chính phủ để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, là lợi ích lớn nhất mà dự trữ ngoại hối đem lại.
Đó có thể là lý do mà trong một phát biểu mới đây, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng điều hành chính sách tiền tệ không đặt nặng vấn đề chi phí mất bao nhiêu cho dự trữ ngoại hối, mà mục tiêu cuối cùng là ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường ngoại hối.
Với lợi ích quá lớn từ việc tích lũy dự trữ ngoại hối, NHNN nên chăng có một chút đánh đổi bằng việc công bố thông tin trong các phiên thảo luận song phương với Mỹ hoặc IMF, để hỗ trợ cho các luận điểm về sự cần thiết phải mua vào ngoại tệ. Một chút bí mật được công khai với hàng chục tỷ USD được tăng cường sẽ không phải là đánh đổi quá tệ.
Ảnh minh họa.
Không thể trông chờ sự khéo léo trong điều hành
Những phân tích trên về khả năng ứng phó của NHNN chỉ thuần về khía cạnh kinh tế, trong khi thao túng tiền tệ là một vấn đề mơ hồ với các phép tính phức tạp, thậm chí vượt ra khỏi phạm vi kinh tế mà Mỹ là người làm chủ cuộc chơi.
Cả thế giới đều rõ là chính quyền của Donald Trump đang sử dụng chiêu bài dán nhãn thao túng tiền tệ như một con tin cho chính sách kinh tế và ngoại giao của họ. Trong bản báo cáo lần này, Mỹ vẫn bóng gió sẵn sàng điều chỉnh cả 3 tiêu chuẩn nhiều lần nữa, nếu quyền lợi của họ bị ảnh hưởng.
Như vậy nếu Việt Nam cứ mãi chạy theo đối phó với các tiêu chuẩn luôn thay đổi và cho dù có khéo léo đến đâu trong điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá, kẻ thắng dĩ nhiên sẽ luôn là nước Mỹ. 2 tiêu chuẩn đầu tiên đã vượt ngưỡng thuộc về cấu trúc nền kinh tế.
Cả thế giới đều rõ là chính quyền của Donald Trump đang sử dụng chiêu bài dán nhãn thao túng tiền tệ như một con tin cho chính sách kinh tế và ngoại giao của họ. |
Không khó để Mỹ tìm ra một cái cớ nào đó trong điều hành tỷ giá và can thiệp trên thị trường ngoại hối. Nguy cơ Việt Nam có thể trở thành cái tên đầu tiên bị dán nhãn thao túng tiền tệ trong các báo cáo sau, thậm chí trong lần tháng 10 sắp đến không hề nhỏ chút nào. Ngay bây giờ cần lắm một tiếng nói đầy trọng lượng khẳng định đến lần báo cáo năm sau, hay chí ít phải có một lộ trình thời gian ngắn nhất để tên Việt Nam phải được rút ra khỏi danh sách bị giám sát thao túng tiền tệ.