Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 6,6 tỷ USD, nhập khẩu đạt 22,5 tỷ USD, nhập siêu từ Hàn Quốc ước đạt 15,9 tỷ USD. Trao đổi với ĐTTC về việc này, TS. TRẦN TOÀN THẮNG (ảnh), Trưởng ban Kinh tế Thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ KH-ĐT), cho biết:
6 tháng đầu năm 2017, Hàn Quốc lần đầu tiên vượt qua 3 thị trường Hoa Kỳ, EU, ASEAN để trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc tăng 51,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu máy móc, phụ tùng, thiết bị tăng 123,5%; điện tử, máy tính, linh kiện tăng 46,1%; điện thoại và linh kiện tăng 37,7%.
Và cũng từ đây, Hàn Quốc chính thức vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá lo ngại vì nhập siêu từ Hàn Quốc là tích cực, bởi so với hàng nhập khẩu Trung Quốc như thép và phân bón cạnh tranh với những mặt hàng Việt Nam sản xuất được, còn nhập khẩu từ Hàn Quốc không phải là những mặt hàng Việt Nam sản xuất được.
Ngoài ra, trong cơ cấu nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc như máy móc, linh kiện, thiết bị điện tử, điện thoại là những hàng hóa đầu vào cho lắp ráp và một số ngành trọng điểm của Việt Nam.
PHÓNG VIÊN: - Theo ông, nguyên nhân từ đâu khiến nhập siêu từ Hàn Quốc bất ngờ tăng mạnh?
TS. TRẦN TOÀN THẮNG - Đó là do đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam tăng mạnh trong những năm qua, đặc biệt là sự xuất hiện của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam. Đây là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đáng kể đến cán cân xuất nhập khẩu.
Những năm qua, Hàn Quốc coi Việt Nam và Indonesia là 2 trọng điểm đầu tư. Điều này thuận lợi cho Việt Nam và phù hợp với chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ cao của những tập đoàn, doanh nghiệp (DN) lớn trên thế giới.
Bên cạnh đó, những năm qua, đầu tư FDI vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (ngoại trừ Samsung, LG), phần lớn nhà đầu tư là DNNVV, nên sự phụ thuộc vào nhập khẩu đầu vào từ Trung Quốc là khó tránh khỏi. Vì vậy chiến lược thu hút đầu tư FDI của Việt Nam thời gian gần đây hướng đến các DN, tập đoàn lớn như các DN của Hàn Quốc để cân bằng cán cân xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, những năm qua, đầu tư FDI vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (ngoại trừ Samsung, LG), phần lớn nhà đầu tư là DNNVV, nên sự phụ thuộc vào nhập khẩu đầu vào từ Trung Quốc là khó tránh khỏi. Vì vậy chiến lược thu hút đầu tư FDI của Việt Nam thời gian gần đây hướng đến các DN, tập đoàn lớn như các DN của Hàn Quốc để cân bằng cán cân xuất nhập khẩu.
Nếu chúng ta không thay đổi chiến lược thu hút FDI, trong ngắn hạn không thay đổi được câu chuyện nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngay cả vấn đề phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước hiện nay cũng phụ thuộc nhiều vào chiến lược thu hút FDI.
- Ông dự báo thế nào về cán cân thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian tới?
- Có 3 kịch bản về thương mại Việt Nam - Hàn Quốc những năm tới diễn ra theo 3 tình trạng của địa chính trị trong nước: thông thường, xấu đi và tốt lên nhiều.
- Ông dự báo thế nào về cán cân thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian tới?
- Có 3 kịch bản về thương mại Việt Nam - Hàn Quốc những năm tới diễn ra theo 3 tình trạng của địa chính trị trong nước: thông thường, xấu đi và tốt lên nhiều.
Trong cả 3 kịch bản này, xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam những năm tới đều khá lớn. Còn xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc, trong kịch bản thông thường có xu hướng giảm, trong điều kiện địa chính trị tốt lên nhiều mới tăng đột biến. Kịch bản còn lại xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc thấp, thậm chí thấp nhất trong các nước Việt Nam xuất khẩu.
Điểm mới của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) là hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc được hưởng thuế ưu đãi, nhưng không phải là mặt mặt hàng thế mạnh như gạo, hải sản, cà phê, mà chủ yếu là các mặt hàng gia vị như hành, tỏi, ớt…
- Khi rào cản về thuế nhập khẩu với Hàn Quốc giảm dần về 0% theo cam kết VKFTA, ông có lo ngại các tập đoàn lớn của nước này như Samsung, LG sẽ không còn động lực để phát triển các DN phụ trợ trong nước?
- Không nên kỳ vọng vào việc DN phụ trợ 100% Việt Nam theo kiểu phải do người Việt làm tất cả. Bởi một tập đoàn lớn có hệ thống mạng lưới dài hạn, không phải theo kiểu mua bán hợp đồng 1 năm.
- Khi rào cản về thuế nhập khẩu với Hàn Quốc giảm dần về 0% theo cam kết VKFTA, ông có lo ngại các tập đoàn lớn của nước này như Samsung, LG sẽ không còn động lực để phát triển các DN phụ trợ trong nước?
- Không nên kỳ vọng vào việc DN phụ trợ 100% Việt Nam theo kiểu phải do người Việt làm tất cả. Bởi một tập đoàn lớn có hệ thống mạng lưới dài hạn, không phải theo kiểu mua bán hợp đồng 1 năm.
Theo đó, khi Samsung vào Việt Nam họ kéo theo các vendor (nhà cung cấp) cấp 1 của họ vào, nên DN Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung với vai trò vendor cấp 2, cấp 3. Đấy là chiến lược của họ mà DN Việt Nam cần phải theo, đừng kỳ vọng ngay làm vendor cấp 1 của họ.
Vấn đề ở đây không nằm ở công nghệ, ở vốn mà nằm ở cam kết đầu tư của các tập đoàn đầu tư nước ngoài. Họ có cam kết để mua sản phẩm hay không. Nhiều DN nội rơi vào tình huống này do các tập đoàn lớn nắm quyền quyết định và các DN nhỏ buộc phải theo. Việc DN trong nước có thể len lỏi để trở thành vendor cấp 2, cấp 3 của Samsung cũng đơn giản, bởi các đại lý này càng gắn sâu với công nghệ cơ bản, với các ngành công nghiệp cơ bản.
Vấn đề ở đây không nằm ở công nghệ, ở vốn mà nằm ở cam kết đầu tư của các tập đoàn đầu tư nước ngoài. Họ có cam kết để mua sản phẩm hay không. Nhiều DN nội rơi vào tình huống này do các tập đoàn lớn nắm quyền quyết định và các DN nhỏ buộc phải theo. Việc DN trong nước có thể len lỏi để trở thành vendor cấp 2, cấp 3 của Samsung cũng đơn giản, bởi các đại lý này càng gắn sâu với công nghệ cơ bản, với các ngành công nghiệp cơ bản.
Và càng tham gia sâu DN trong nước càng bộc lộ điểm yếu, vì nền công nghiệp nước ta vẫn lắp ráp là chủ yếu, trong khi nền tảng công nghiệp cơ bản rất yếu. Vì vậy, chính các vendor cấp 1 như của Tập đoàn Samsung mới có thể thúc đẩy công nghiệp phụ trợ Việt Nam phát triển. Còn việc họ thúc đẩy đến đâu phụ thuộc vào chính sách của Chính phủ.
Vấn đề của chúng ta hiện nay là liệu các vendor cấp 1 và cấp 2 của các tập đoàn lớn có đầu tư lâu dài ở Việt Nam không? Hay DN Việt Nam khi trở thành vendor cấp 2, cấp 3 của Samsung có đầu tư dài hạn không? Và nếu môi trường đầu tư kinh doanh không cải cách thực chất, không có những tiến bộ, đột phá nhà đầu tư chắc chắn sẽ không đầu tư lâu dài tại Việt Nam, kéo theo là công nghệ được đầu tư ngắn hạn để tránh rủi ro dài hạn.
Vấn đề của chúng ta hiện nay là liệu các vendor cấp 1 và cấp 2 của các tập đoàn lớn có đầu tư lâu dài ở Việt Nam không? Hay DN Việt Nam khi trở thành vendor cấp 2, cấp 3 của Samsung có đầu tư dài hạn không? Và nếu môi trường đầu tư kinh doanh không cải cách thực chất, không có những tiến bộ, đột phá nhà đầu tư chắc chắn sẽ không đầu tư lâu dài tại Việt Nam, kéo theo là công nghệ được đầu tư ngắn hạn để tránh rủi ro dài hạn.
Không có lý do gì khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ngắn hạn có lãi lại chuyển sang đầu tư dài hạn. Hơn nữa, cũng không nên kỳ vọng theo ý muốn của mình được, bởi DN lớn vào, chiến lược của họ sẽ phụ thuộc vào biến động thị trường thế giới. Tức các tham số để quyết định việc hoạt động của họ không chỉ phụ thuộc vào thị trường Việt Nam nữa.
- Xin cảm ơn ông.
- Xin cảm ơn ông.
Trong bối cảnh VKFTA có hiệu lực, làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc vào tăng mạnh, và Việt Nam muốn hạn chế sự lệ thuộc nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc, thì nhập siêu từ Hàn Quốc tăng mạnh không đáng lo ngại. Hơn nữa, đây cũng là mục tiêu Chính phủ đề ra để cân đối giữa các thị trường nhập khẩu lớn. |