Trong hai ngày 2-3/5 vừa qua, tại Toronto (Canada), 11 quốc gia còn lại trong TPP, gồm Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore, Australia và Việt Nam, đã thảo luận về cách thức thúc đẩy hiệp định này mà không có Mỹ. Vào cuối tháng 5, các nước này sẽ gặp lại nhau ở Hà Nội để thảo luận sâu hơn. Tờ The Economist tin chắc rằng ở Hà Nội, TPP sẽ được hồi sinh.
Cho dù Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng TPP bất lợi cho Mỹ, nhưng những nước khác trong hiệp định đã phải “nhượng bộ” nhiều nhất trong việc mở cửa thị trường của mình.
Cho dù Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng TPP bất lợi cho Mỹ, nhưng những nước khác trong hiệp định đã phải “nhượng bộ” nhiều nhất trong việc mở cửa thị trường của mình.
Một số nước, như Nhật Bản, còn xem TPP là một dấu ấn thể hiện quyết tâm chiến lược của Mỹ, can dự vào châu Á trước một Trung Quốc ngày càng vươn lên. Cho nên họ cam kết hạ thấp hàng rào thuế quan, mở cửa công nghiệp dịch vụ cho đầu tư và cạnh tranh, tăng cường bảo vệ tác quyền và thắt chặt chuẩn mực môi trường.
Bà Deborah Elms thuộc trung tâm Asian Trade Centre, một tổ chức tư vấn thương mại tại Singapore, đánh giá 11 nước còn lại trong hiệp định vẫn có lợi to lớn khi tham gia khối này, cho dù không có Mỹ. Những nước như Việt Nam cũng được lợi, trong khi các công ty may mặc, giày dép cũng sẽ được lợi khi thâm nhập thị trường các thành viên khác giàu hơn.
Một số khía cạnh của việc thực thi một thỏa thuận không có Mỹ có thể còn dễ dàng hơn. Ví dụ như Việt Nam đã bị buộc phải chấp nhận một bản phụ lục với Mỹ về những chuẩn mực lao động cao hơn. Với việc Mỹ rút khỏi TPP, điều này cũng sẽ bị bỏ đi theo.
Tuy nhiên còn phải làm nhiều việc trước khi TPP vươn lên trở lại. 11 nước còn lại cần phải tìm ra tiếng nói để giải quyết việc thỏa thuận năm 2015 liên quan đến 12 thành viên. Bên cạnh đó, nhiều nước còn hy vọng là một chính quyền tương lai ở Washington sẽ nhìn thấy những thiệt hại mà ông Trump gây ra cho uy tín của nước Mỹ khi rút lui khỏi TPP, và sẽ quan tâm trở lại đến thương mại châu Á.
Trong phần kết luận, tờ báo nhận định cho đến lúc này, trong lúc chuẩn bị thúc đẩy lại hiệp định, 11 nước trong TPP có thể tự an ủi rằng nếu không có sức ép của Mỹ trong các cuộc thương lượng ban đầu, thì lúc này sẽ không có thỏa thuận nào để làm sống lại.
Bà Deborah Elms thuộc trung tâm Asian Trade Centre, một tổ chức tư vấn thương mại tại Singapore, đánh giá 11 nước còn lại trong hiệp định vẫn có lợi to lớn khi tham gia khối này, cho dù không có Mỹ. Những nước như Việt Nam cũng được lợi, trong khi các công ty may mặc, giày dép cũng sẽ được lợi khi thâm nhập thị trường các thành viên khác giàu hơn.
Một số khía cạnh của việc thực thi một thỏa thuận không có Mỹ có thể còn dễ dàng hơn. Ví dụ như Việt Nam đã bị buộc phải chấp nhận một bản phụ lục với Mỹ về những chuẩn mực lao động cao hơn. Với việc Mỹ rút khỏi TPP, điều này cũng sẽ bị bỏ đi theo.
Tuy nhiên còn phải làm nhiều việc trước khi TPP vươn lên trở lại. 11 nước còn lại cần phải tìm ra tiếng nói để giải quyết việc thỏa thuận năm 2015 liên quan đến 12 thành viên. Bên cạnh đó, nhiều nước còn hy vọng là một chính quyền tương lai ở Washington sẽ nhìn thấy những thiệt hại mà ông Trump gây ra cho uy tín của nước Mỹ khi rút lui khỏi TPP, và sẽ quan tâm trở lại đến thương mại châu Á.
Trong phần kết luận, tờ báo nhận định cho đến lúc này, trong lúc chuẩn bị thúc đẩy lại hiệp định, 11 nước trong TPP có thể tự an ủi rằng nếu không có sức ép của Mỹ trong các cuộc thương lượng ban đầu, thì lúc này sẽ không có thỏa thuận nào để làm sống lại.