Những sự kiện năm Ngọ

Nhâm Ngọ 2002

Nhâm Ngọ 2002

FIFA World Cup 2002. Giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 17 được tổ chức từ 31-5 đến 30-6 tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây là World Cup ghi dấu nhiều sự kiện chưa từng có tiền lệ. Lần đầu tiên World Cup được tổ chức tại châu Á và cũng là lần đầu tiên được tổ chức đồng thời ở 2 quốc gia.

Lần đầu tiên có đội bóng Brazil lập kỷ lục 5 lần vô địch bóng đá thế giới, đồng thời có một đội từ châu Á là Hàn Quốc đã lọt vào đến bán kết. Sau thành công đầy bất ngờ của Hàn Quốc, sân vận động Gwangju World Cup được đổi thành sân vận động Guus Hiddink, lấy theo tên của huấn luyện viên trưởng Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc Guus Hiddink (người Hà Lan).

Đánh bom khủng bố tại Bali. Hai quả bom phát nổ tại khu vực resort Kuta trên đảo du lịch Bali của Indonesia vào ngày 12-10-2002, giết chết 202 công dân của 21 quốc gia. Một trong số những kẻ khủng bố đã khai rằng chúng chọn Bali “vì người Hoa Kỳ thường lui tới đây” và vụ đánh bom là một phần của cuộc thánh chiến để “bảo vệ người dân Afghanistan khỏi bàn tay Hoa Kỳ”.

Tuy nhiên, trong số những nạn nhân thiệt mạng thì phần lớn là người Australia (88 người), Indonesia (38 người) và Anh (28 người). Nhóm chiến binh Jemaah Islamiah bị cáo buộc là thủ phạm vụ đánh bom. Tháng 11-2008, những kẻ chủ mưu Imam Samudra, Amrozi Nurhasyim và Ali Ghufron bị tử hình.

FIFA World Cup 2002.
FIFA World Cup 2002.

Canh Ngọ1990

Chiến tranh Vùng Vịnh. Rạng sáng ngày 2-8-1990, quân đội Iraq tấn công Kuwait với bộ binh và xe bọc thép, chiếm các vị trí chiến lược trên toàn bộ Kuwait. Nhằm ngăn chặn Iraq tiến sang Saudi Arabia và giành quyền kiểm soát nguồn cung cấp dầu mỏ của khu vực, ngày 6-8, Tổng thống Hoa Kỳ G.W. Bush ra lệnh mở “Chiến dịch lá chắn sa mạc”.

230.000 lính Hoa Kỳ được triển khai bảo vệ Saudi Arabia, sau đó tăng cường thêm 200.000 lính nhằm chuẩn bị cho hành động phản công của liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu. Bắt đầu từ sáng sớm 17-1-1991, liên quân tiến hành “Chiến dịch bão táp sa mạc” tấn công không quân ồ ạt với hơn 1.000 lần xuất kích một ngày. Ngày 22-2-1991, Bush bác bỏ kế hoạch hòa bình của Liên Xô-Iraq, đồng thời ra tối hậu thư buộc Iraq tới trưa 23-2 phải rút khỏi Kuwait.

Ngày 24-2, Bush ra lệnh mở “Chiến dịch thanh gươm sa mạc” tấn công trên bộ. Chỉ trong 4 ngày, liên quân Hoa Kỳ đã đột phá hàng phòng thủ của Iraq, đánh bại quân đội Saddam Hussein và tiến vào thành phố Kuwait. Khi rút chạy, quân Iraq đã đốt cháy 500 giếng dầu của Kuwait. Ngày 27-2, Bush ngừng bắn để hai bên đàm phán chấm dứt cuộc chiến Vùng Vịnh và tuyên bố Kuwait đã được giải phóng. Ngày 3-3, Iraq đồng ý tuân thủ tất cả 12 nghị quyết của Liên hiệp quốc.

Mậu Ngọ 1978

Động đất Iran. Ngày 16-9-1978 xảy ra trận động đất kinh hoàng nhất tại Iran trong thế kỷ 20. Trận động đất ở Đông Bắc với cường độ 7,8 độ richter đã khiến khoảng 25.000 dân thiệt mạng. Phần lớn các ngôi nhà trong khu vực được xây dựng bằng bùn khô, dễ sụp đổ.

Mặc dù người dân đã nhận thức rõ nguy cơ này, nhưng hầu hết không đủ khả năng xây dựng nhà kiên cố hơn. Thị trấn Tabas chịu tác động nặng nhất, trong số 17.000 cư dân chỉ có khoảng 2.000 người sống sót. 30 làng mạc và thị trấn nhỏ khác cũng đã bị san bằng, nâng tổng số người chết lên hơn 25.000 người. 

Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954.
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954.

Giáp Ngọ 1954

Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngày 7-5-1954, sau 57 ngày đêm chiến đấu ác liệt, quân đội nhân dân Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải đầu hàng. Chiến thắng Điện Biên dẫn đến sự kiện ký kết Hiệp định Geneve vào tháng 7.

Theo đó, Pháp rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam, Việt Nam tạm thời phân chia ở vĩ tuyến 17, trong vòng 2 năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước và trong 2 năm đó, quân đội nước ngoài không được vào Việt Nam. Trên phương diện quốc tế, chiến thắng Điện Biên có một ý nghĩa rất lớn: Lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng quân đội của một cường quốc phương Tây, Pháp phải trao trả độc lập cho 3 nước Đông Dương, làm nền tảng cổ vũ cho các thuộc địa ở châu Phi đồng loạt nổi dậy.

Chỉ riêng trong năm 1960, 17 nước châu Phi đã giành được độc lập và đến năm 1967 Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho tất cả các nước thuộc địa của Pháp.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Shichi-Go-San & lễ hội tình yêu

Shichi-Go-San & lễ hội tình yêu

Cố đô Kamakura. Hàng cây dâng lên trời những tàng lá màu lửa đỏ. Thiên nhiên đổ tràn từ những ngọn núi nhấp nhô, phủ thênh thang lên những con phố. Tôi chớp mắt, không tin mình đang có mặt ở Nhật Bản, vào giữa tháng 11, khi mùa thu đang chín.“Bạn thật may mắn vì có mặt ở đây vào đúng ngày lễ hội Shichi-Go-San” - bạn tôi, nhà văn Holly Thompson, một người Hoa Kỳ đã sống, giảng dạy và viết ở Nhật Bản hơn 10 năm nay, vừa nói, vừa dẫn tôi qua những con phố nhỏ xinh nằm vắt mình qua những khu vườn xum xuê quả chín.
Võ Nguyên Giáp - Tướng nhân dân, vĩ nhân thế giới

Võ Nguyên Giáp - Tướng nhân dân, vĩ nhân thế giới

1. Rất khó viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bởi lẽ cuộc đời ông, báo chí và giới nghiên cứu trong nước, nước ngoài đã viết khá sâu, làm thông tỏ nhiều ngóc ngách về bản lĩnh, tính cách của ông với khối lượng bài viết đồ sộ.
Hương trầm ngày tết

Hương trầm ngày tết

Tết trong tuổi thơ tôi không phải là những ngày được gói bánh trưng rộn ràng hay ríu rít chợ tết mà chỉ là những ký ức được cùng ông nội đốt những mảnh gỗ trầm nho nhỏ trong chiếc lư xinh xinh chờ phút giây đón giao thừa.
Cửu Đỉnh - báu vật quốc gia

Cửu Đỉnh - báu vật quốc gia

Cửu đỉnh đúc bằng đồng vừa được Hội đồng Di sản quốc gia công nhận là báu vật quốc gia. Trong số 9 linh vật trên Cửu đỉnh, Mã - tục danh con ngựa khắc nổi trên hông Anh đỉnh đặt hàng thứ 2 bên trái trước sân Thế Miếu, Đại nội Huế - tượng trưng cho sự hiển đạt.
Níu kéo làng nghề giấy dó

Níu kéo làng nghề giấy dó

Là một trong những làng nghề giấy dó lâu đời ở xã Phong Khê (tỉnh Bắc Ninh), làng Dương Ổ xưa kia chuyên cung cấp giấy cho làng tranh Đông Hồ nay đã chuyển sang làm vàng mã, giấy tái chế. Cũng như hiện trạng chung của nhiều làng nghề truyền thống xưa ở Việt Nam, nghề làm giấy dó đang dần mai một, bị chìm vào quên lãng. Nhắc đến giấy dó giờ đây chỉ là những hoài niệm, dấu vết xưa cũ, nếu còn cũng gắn với một vài gia đình làm cầm hơi vì... nhớ nghề.
Mênh mang Đất Mũi

Mênh mang Đất Mũi

1. Từ TPHCM, chúng tôi đi xe khách trong đêm, rạng sáng tới thị trấn Năm Căn. Tại bến tàu du lịch Năm Căn, chúng tôi lên chiếc ca-nô composite, chỉ ít phút tăng ga lấy đà, nó lao vút ra giữa dòng sông Cửa Lớn mênh mông. Chúng tôi phóng tầm mắt bốn hướng, không thấy bờ đâu, chỉ thấy rừng đước bạt ngàn. Trên sông Cửa Lớn, hai trụ cầu bắc qua sông đã sừng sững giữa dòng, chuẩn bị hợp long cầu trên con đường Hồ Chí Minh, đoạn Năm Căn - Đất Mũi. Nay mai con đường bộ sẽ chạy dài đến tận Đất Mũi.
Lò ca cổ Danh Phận

Lò ca cổ Danh Phận

Làm quen với cổ nhạc từ năm lên mười, đến nay, người nghệ sĩ tài hoa Danh Phận (ảnh) có ba phần tư thế kỷ gắn đời mình với nghiệp cầm ca. Trải nghiệm hơn nửa đời, ông mở lớp dạy đờn dạy hát, lớp học nức tiếng với tên Lò ca cổ Danh Phận.
Chơi vơi phía đông người

Chơi vơi phía đông người

Đã đi quá nửa đời người, ăn tết không biết bao nhiêu lần. Nhưng cũng thật lạ, cứ gần đến tết, như cữ này khoảng đầu tháng Chạp Âm lịch, trong lòng vẫn có cảm xúc thật bồi hồi nao nao khó tả. Lại y như trẻ con, nhẩm tính từng ngày chờ tết đến.
Bâng khuâng tảo mộ ngày xuân

Bâng khuâng tảo mộ ngày xuân

Bờ cỏ xanh mướt và những nấm mồ khiêm nhường đắm chìm trong phảng phất khói hương. Những bước chân trẻ thơ chạy lăng xăng theo cha chú đi nhận tổ mộ... Sao nhớ về quê, tôi lại nhớ về những hình ảnh ấm cúng ấy?
Ông đồ và hồn xưa dân tộc

Ông đồ và hồn xưa dân tộc

Tên thật được lấy làm bút danh, sinh ngày 12-11-1913, quê gốc Hải Dương, mất ngày 18-1-1996 tại Hà Nội, Vũ Đình Liên là một trong những người mở đầu và góp phần thắng lợi cho phong trào Thơ mới bằng bài thơ (chỉ một thôi) xuất sắc “Ông đồ”, in lần đầu trên báo Tinh Hoa năm 1936.
2014 qua góc nhìn chuyên gia

2014 qua góc nhìn chuyên gia

Trong số Xuân dương lịch ĐTTC đã có bài tổng hợp các dự báo về kinh tế thế giới năm 2014, nên ở bài này chúng tôi chỉ trích đăng những ý kiến của một số chuyên gia nổi tiếng để cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn khác về triển vọng năm 2014.
Thế giới nói về Việt Nam

Thế giới nói về Việt Nam

Là một trong những nền kinh tế được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng giúp nền kinh tế khu vực và thế giới phục hồi nhanh hơn sau khủng hoảng, Việt Nam luôn được các nhà quan sát nước ngoài để mắt đến. ĐTTC xin trích đăng những đánh giá của các chuyên gia nước ngoài về Việt Nam trong năm qua.
Món nấm ngày xuân

Món nấm ngày xuân

Một mùa xuân đang tới với đất trời quê hương. Đón xuân, hòa cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp là những hoạt động sôi nổi, vui vẻ ở mỗi làng quê, trong đó có việc làm nên những món ăn ngon. Ngoài bánh chưng, bánh tét, giò chả, nem chua, thịt lợn luộc ăn kèm dưa hành, dưa giá, bữa cỗ ngày tết luôn có bát canh, đĩa xào hay nướng chứa đầy nấm, một kỳ thảo gần gũi với đời sống nông nghiệp.
Mai một nghề nuôi ngựa đua

Mai một nghề nuôi ngựa đua

1. TPHCM có nhiều nơi nuôi ngựa như Thủ Đức, Củ Chi, quận 12… nhưng nhiều nhất và lâu đời là vùng Bà Điểm - Hóc Môn, hay tỉnh Long An có huyện Đức Hòa. 2 địa phương này như “lò” cung cấp ngựa đua, ngựa kéo xe khắp vùng Nam bộ. Năm 1992, trường đua Đức Hòa (Long An) được dời về trường đua Phú Thọ (TPHCM), và đây được xem là sân chơi đua ngựa bài bản, lớn nhất cả nước.
Đón tết ở Berlin

Đón tết ở Berlin

Lúc mới sang, chúng tôi - những học sinh đến từ đất nước không có tuyết - háo hức nói với thầy cô người Đức rằng rất muốn được nhìn những bông tuyết bay bay đẹp như trong truyện cổ tích xứ sở Bà chúa tuyết.
Mã đáo thành công

Mã đáo thành công

Khách mời của LKYEF được lựa chọn dựa trên thành tích cá nhân, hoặc triển vọng đặc biệt của họ trong việc cống hiến cho sự phát triển quốc gia và cổ vũ cho sự hiểu biết và thiện chí quốc tế. Ông Võ Văn Thưởng là khách mời thứ 3 từ Việt Nam và thứ 40 của LKYEF. Trước đó, vào tháng 3-1998, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - khi đó là Bí thư Thành ủy TPHCM, trở thành vị khách thứ 9 của LKYEF và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là vị khách thứ 22 đến Singapore hồi tháng 7-2004 trên cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ.
Nỗi nhớ tết xa nhà

Nỗi nhớ tết xa nhà

Tuy mỏi tay nhưng tâm hồn em cảm thấy thư thái khi nhớ đến những tình cảm tốt đẹp và sự giúp đỡ chân thành mà họ đã dành cho mình, một người Việt tha hương.
Gốm Cậy

Gốm Cậy

So với thời hoàng kim, sản phẩm truyền thống gốm làng Cậy (xã Long Xuyên, Bình Giang, Hải Dương) giờ chỉ 1%. Người tâm huyết, cũng là một trong hai người được công nhận danh hiệu nghệ nhân còn đốt lò cổ là ông Vũ Xuân Năm. Cơ sở của ông có rất nhiều giảng viên, nhà điêu khắc, sinh viên các trường mỹ thuật về tham khảo, sáng tác, thực tập.
Hình tượng ngựa thần

Hình tượng ngựa thần

Hình tượng con ngựa có từ rất sớm trong văn hóa Đông-Tây. Ngựa là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống hàng ngày và gắn liền với chiến tranh. Ngựa là một trong 12 con giáp của văn hóa phương Đông (ngọ), cũng nằm trong số lục súc theo quan niệm của văn hóa một số nước.