Một thế giới được thúc đẩy lợi ích an ninh bằng lợi thế so sánh
Xung đột Ukraine và các lệnh trừng phạt sâu rộng phương Tây áp đặt lên Nga đang gây ra gián đoạn kinh tế ở bốn cấp độ: trực tiếp, phản hồi, lan tỏa và hệ thống. Chưa tính đến các tổn thất con người, tác động trực tiếp thật nặng nề khi GDP cả Nga và Ukraine ước giảm 15-20% năm 2022.
Xung đột Ukraine và các lệnh trừng phạt sâu rộng phương Tây áp đặt lên Nga đang gây ra gián đoạn kinh tế ở bốn cấp độ: trực tiếp, phản hồi, lan tỏa và hệ thống. Chưa tính đến các tổn thất con người, tác động trực tiếp thật nặng nề khi GDP cả Nga và Ukraine ước giảm 15-20% năm 2022.
Việc Nga bị đóng băng tài sản hầu như mọi cấp độ và bị loại khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, càng làm mọi điều thêm xấu: Đồng rúp bất ổn (dù một số thời điểm tăng tạm thời), khả năng vỡ nợ quốc gia, hàng hóa thiếu hụt nghiêm trọng, lạm phát tăng cao, nợ nần khu vực doanh nghiệp, hộ gia đình ngày thêm chồng chất.
Nga cũng sẽ rất khó thiết lập lại các liên kết kinh tế, tài chính và thể chế với thế giới bên ngoài, đặc biệt với phương Tây, càng thêm cản trở sự phục hồi kinh tế dài hạn.
Về tác động phản hồi, phương Tây là đối tượng bị tác động ngược nặng nhất. Hiện tại, họ bắt đầu cảm thấy tác động phản hồi của lạm phát đình trệ và sẽ càng tăng thêm nữa do giá hàng hóa liên tục tăng vọt, nhất là năng lượng và lúa mì. Các tuyến đường giao thương gián đoạn càng làm tăng thêm áp lực suy giảm tăng trưởng.
Điều đáng ngại là tính lan tỏa khi kéo theo quá trình phân cực kinh tế và tài chính nhiều nơi trên thế giới. Một số nhà sản xuất hàng hóa có thể kiếm đủ thu nhập từ giá xuất khẩu cao hơn để bù đắp thiệt hại do tăng trưởng toàn cầu thấp hơn.
Tuy nhiên, một số lượng lớn các quốc gia, nhất là các nền kinh tế đang phát triển, phải đối mặt với các điều khoản bất lợi trong thương mại quốc tế, nhu cầu toàn cầu sụt giảm, đồng USD mạnh lên và thêm nhiều bất ổn trên thị trường tiền tệ, tài chính.
Cuối cùng là tác động hệ thống, đáng buồn thay khi đó là hồi kết của toàn cầu hóa. Tạm thời, phương Tây đang khẳng định sự thống trị đối với hệ thống quốc tế mà họ dày công thiết lập từ sau thế chiến thứ hai.
Tuy nhiên, họ sẽ đối mặt với thách thức dài hạn nghiêm trọng từ những nỗ lực do Trung Quốc dẫn đầu nhằm xây dựng một hệ thống kinh tế và tài chính thay thế từng bước, có thể chưa thấy ngay nhưng sẽ xuất hiện vào từng thời điểm thích hợp.
Với những gì đang diễn ra, thậm chí ngay cả khi xung đột kết thúc, có thể khẳng định một thế giới sau đó sẽ là các nước có khả năng “thúc đẩy lợi ích an ninh bằng lợi thế so sánh”. Manh mối ban đầu cho thấy nguyên lý này nằm ở việc tìm hiểu “ý đồ” Tổng thống Putin muốn phương Tây trả tiền cung cấp khí đốt bằng rúp.
Cần nhắc lại là trước xung đột, phương Tây mua năng lượng của Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom và thanh toán bằng USD (hoặc EUR). Nghĩa là họ chi trả cho Gazprom tiền bằng USD, sau đó Gazprom chuyển khoản thu nhập USD vào tài khoản tại Ngân hàng Trung ương Nga. Khi xung đột nổ ra, Putin yêu cầu Gazprom hoán đổi 100% khoản dự trữ bằng USD họ nhận được sang rúp. Nay phương Tây mua khí đốt Nga bằng rúp, buộc phải giao dịch với Gazprom qua ngân hàng trung gian của tập đoàn là Gazprobank. Họ chuyển USD cho Gazprobank để ngân hàng này mua vào rúp. Dòng tiền cuối cùng rồi cũng được chuyển về Ngân hàng Trung ương Nga, chỉ khác là qua ống dẫn chi nhánh Gazprom.
Nói cách khác, thay đổi duy nhất đối với các khách hàng mua vào khí đốt Nga là họ cần đến một trung gian tài chính mới Gazprobank. Khi nào phương Tây còn mua khí đốt Nga (cho dù bằng rúp), USD vẫn tiếp tục chảy vào ngân hàng trung ương. Bằng cách này, Putin buộc phương Tây né tránh các lệnh trừng phạt chính họ đặt ra, hoặc sẽ đánh dấu sự chấm dứt hiệu quả của việc cung cấp khí đốt Nga cho châu Âu.
Nói cách khác, đây là vấn đề chính trị, không phải thương mại. Putin mô tả động thái này là một bước để "củng cố" chủ quyền quốc gia. Lợi thế so sánh đã được Putin sử dụng làm phương tiện giải quyết các vấn đề chính trị, tuy không mới, nhưng có khả năng trở thành công khai, thường xuyên trong một thế giới phi toàn cầu hóa.
Một diễn biến mới khác cho thấy, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) đã tận dụng lợi thế so sánh trung tâm tài chính (TTTC) Dubai thực hiện các giao dịch “hoán đổi nhà” London-Dubai. Một mặt, UAE cố gắng giữ vị thế trung lập tối đa trong cuộc xung đột.
Mặt khác, UAE đang nghiên cứu thiết kế các đổi mới tài chính cho phép hoán đổi tài sản đắt tiền tại London từ những người Nga giàu có sang những ngôi nhà tại Dubai. Không khác gì UAE dùng lợi thế TTTC quốc tế để giải quyết các vướng mắc chính trị (của họ với Nga và phương Tây).
Câu hỏi về hệ thống tiền tệ toàn cầu và những quốc gia “không thể đầu tư”?
Có những quan ngại cho rằng, bằng cách sử dụng vũ khí (trừng phạt) tài chính, phương Tây có nguy cơ khuyến khích các đối thủ từ chối USD và tìm kiếm các giải pháp thay thế, cũng như tạo ra các hệ thống mới dẫn đến kinh tế toàn cầu phân mảnh hơn. Cần nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Câu hỏi về hệ thống tiền tệ toàn cầu và những quốc gia “không thể đầu tư”?
Có những quan ngại cho rằng, bằng cách sử dụng vũ khí (trừng phạt) tài chính, phương Tây có nguy cơ khuyến khích các đối thủ từ chối USD và tìm kiếm các giải pháp thay thế, cũng như tạo ra các hệ thống mới dẫn đến kinh tế toàn cầu phân mảnh hơn. Cần nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Mỹ nhiều lần phản bác ý tưởng này. Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Adeyemo nhấn mạnh: “Bản chất đa phương của gói trừng phạt là của trên 30 quốc gia đại diện cho hơn 50% nền kinh tế toàn cầu, và là nhà phát hành các loại tiền tệ chuyển đổi được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, là những nhà sản xuất có nền công nghệ đột phá hàng đầu thế giới.
Họ không chỉ cho thấy hệ thống tài chính toàn cầu này không thể thiếu và tốn kém như thế nào để loại bỏ, mà còn vô ích của việc cố gắng né tránh. Những nỗ lực của Nga nhằm cách ly các lệnh trừng phạt đã thất bại vì sức mạnh của hệ thống tài chính mà Mỹ và đồng minh cùng thiết kế”.
Việt Nam cũng đang đi theo lộ trình phát triển kinh tế số, fintech và đồng CBDC, nhưng cần phải tự chủ và chạy nhanh hơn nữa để bắt kịp và thích nghi với các diễn biến quá nhanh, quá bất ngờ trong không gian địa kinh tế-chính trị-tiền tệ ảo. |
Liệu nhân dân tệ của Trung Quốc có khả năng thay thế USD như tiền dự trữ toàn cầu trong tương lai? Các dữ liệu đến cuối tháng 3-2022 cho thấy, tỷ trọng USD trong dự trữ toàn cầu giảm từ 71% vào năm 1999 xuống còn 59% vào năm 2021. Tỷ trọng mất đi của USD phần lớn chuyển sang các loại tiền tệ dự trữ “phi truyền thống”. Trong số này, nhân dân tệ chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn 25%; đô la Úc và Canada chiếm 43%; các đồng tiền Đan Mạch, Na Uy, Hàn Quốc, Thụy Điển chiếm 23%. Ngoài nhân dân tệ, các yếu tố kết nối các đồng tiền phi truyền thống là tỷ giá hầu như được thả nổi, được phát hành bởi các quốc gia có tài khoản vốn tương đối mở hoặc hoàn toàn mở và được quản lý bởi các hệ thống chính trị đáng tin cậy. Lịch sử còn cho thấy mọi đồng tiền dự trữ trong quá trình thăng trầm đều có một hệ thống chính trị “kiểm tra và cân bằng” vượt trội.
Chỉ sức mạnh kinh tế thuần túy, gần như không đủ để xây dựng hệ thống tiền tệ quốc tế. Dữ liệu cho thấy, ngay cả khi sự thống trị của USD có vẻ như bị sứt mẻ nhiều nhất, thang thuốc nhân dân tệ, thậm chí ngay cả với một thị phần khiêm tốn cũng có nhiều “vị đắng”.
Những quốc gia nắm giữ USD và các đồng tiền chủ chốt của phương Tây có thể lo sợ các lệnh trừng phạt trong tương lai, nhưng nếu nắm giữ nhân dân tệ, ắt hẳn các nước cũng nhận thức được những gì Chính phủ Trung Quốc có thể bắt nạt, nếu làm họ phật ý. Để một đồng tiền được quốc tế hóa, đòi hỏi thị trường tài chính mở hoàn toàn, cái giá phải trả sẽ làm suy yếu đáng kể quyền kiểm soát của chính quyền đối với hệ thống tài chính tiền tệ, kinh tế và xã hội của Trung Quốc.
Trên thị trường vốn, việc Bắc Kinh can thiệp quá mức vào thị trường thời gian gần đây, nhất là đối với các công ty công nghệ, nghiêm trọng đến mức hàng ngàn tỷ USD đã bị đánh sập khỏi các công ty lớn nhất của họ. Internet của Trung Quốc, một thời từng là động cơ tăng trưởng vượt bậc, giờ trở thành “không thể đầu tư” (uninvestible) – thuật ngữ mới của giới đầu tư hàm ý những tài sản bị can thiệp bởi yếu tố địa chính trị; cộng hưởng thêm bởi chính sách “zero Covid”, khiến nhiều nhà đầu tư lớn đang tìm cách rút vốn khỏi đại lục. Khái niệm về Thượng Hải như một TTTC quốc tế đã nhạt nhòa nhiều trong hơn hai năm qua và không biết đến bao giờ? Về vấn đề này, tờ The Economist thậm chí chơi chữ khi đặt tên Trung Hoa vào từ “không thể đầu tư” (is China uninvestible?).
Tờ Financial Times mới đây nhận định: “Tình hình Trung Quốc hiện không khác gì Mỹ và châu Âu thời khủng hoảng 2008. Kinh tế Trung Quốc vào thời điểm hiện tại đang trong tình trạng tồi tệ nhất 30 năm qua. Tâm lý thị trường đối với chứng khoán Trung Quốc đang ở mức thấp nhất 30 năm qua, nỗi sợ hãi (Covid) của người dân Trung Quốc cũng đang ở mức cao nhất trong 30 năm qua”.
Nhưng như GS. Barry Eichengreen của Đại học California, Berkeley nhận định, rằng có thể Trung Quốc hiện đang tính toán cẩn thận tất cả rủi ro của mọi khía cạnh thương mại và tài chính quốc tế cho các đối sách của mình; điều quan trọng là mọi người phải liên tục quan sát vấn đề thật cẩn trọng. Đây cũng là gợi ý bổ ích cho Việt Nam.
Địa chính trị-tiền tệ không gian ảo và lựa chọn nào cho Việt Nam?
Như đã đề cập phần trên, cục diện địa kinh tế-chính trị hậu xung đột Ukraine còn bổ sung thêm luận điểm mới về khả năng các khối, các quốc gia có khả năng thúc đẩy lợi ích an ninh bằng lợi thế so sánh. Chúng ta đang thấy chiến lược này bắt đầu lan tỏa sang hệ thống tài chính và tiền tệ, dẫn đến những thay đổi sâu rộng cục diện địa tiền tệ toàn cầu và châu Á.
Địa chính trị-tiền tệ không gian ảo và lựa chọn nào cho Việt Nam?
Như đã đề cập phần trên, cục diện địa kinh tế-chính trị hậu xung đột Ukraine còn bổ sung thêm luận điểm mới về khả năng các khối, các quốc gia có khả năng thúc đẩy lợi ích an ninh bằng lợi thế so sánh. Chúng ta đang thấy chiến lược này bắt đầu lan tỏa sang hệ thống tài chính và tiền tệ, dẫn đến những thay đổi sâu rộng cục diện địa tiền tệ toàn cầu và châu Á.
Trước mắt, Trung Quốc và Nga đang tách ra khỏi mạng Internet toàn cầu, tái nội địa hóa hệ thống mạng cho riêng mình. Mạng Internet toàn cầu sẽ phân mảnh thành hai nửa. Đó chẳng những là một bước kéo thụt lùi nền văn minh nhân loại, mà còn là một sự thụt lùi về chính trị, với những bức tường ảo mọc lên, bên cạnh các bức tường thật đã được gia cố những năm gần đây.
Hậu xung đột có khả năng hình thành cục diện địa tiền tệ với hệ thống thanh toán tiền tệ kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương (CBDC), và có thể thêm nhiều loại tiền điện khác nhau trên không gian mạng. Đồng CBDC tuy nhân danh chủ quyền quốc gia, nhưng không còn phân biệt theo lãnh thổ mà theo chức năng trong một sự sắp xếp có thứ bậc giống như kim tự tháp; một số đơn vị tiền tệ trên cùng được sử dụng rộng rãi trong từng khối, trong khi những loại dưới cùng vốn dĩ đã bị xa lánh ngay nước sở tại giờ đây có khả năng chỉ phục vụ cho các mục đích hành chính tầm thường.
Các quốc gia khác sẽ nhận thấy rằng bảo vệ lợi ích quốc gia bằng cách duy trì liên hệ với cả hai khối Mỹ và Trung Quốc ngày càng trở nên khó khăn. Thay vào đó, Trung Quốc và Mỹ sẽ thúc đẩy các nước phải chọn phe, buộc phải điều chỉnh lại chuỗi cung ứng của mình, và tuân theo toàn bộ hệ sinh thái công nghệ và tiêu chuẩn của một bên nhất định.
Nếu có thể lấy ra để làm bài học kinh nghiệm trước những bất định xoay quanh tương lai mà vẫn tồn tại và phát triển tốt, đó là Hồng Kông. Các ngân hàng của họ là những động lực phát triển ban đầu của khu vực, khi đồng thuận chấp nhận số hóa từ rất lâu trước khi fintech bước ra ánh đèn sân khấu. Phải đối diện thường xuyên với những bất định mỗi ngày, điều duy nhất chắc chắn và không đổi trong suốt những thăng trầm mà Hồng Kông xác định xuyên suốt là số hóa.
Phần đầu tiên của chiến lược số hóa là fintech đối với hệ thống ngân hàng, Hồng Kông sau đó mở rộng chiến lược vượt khỏi hệ thống ngân hàng bằng các sáng kiến tác động đến toàn bộ hệ thống tài chính, một trong số đó là phát triển đồng CBDC, như là trọng tâm của chiến lược thứ hai sau fintech. Thậm chí táo bạo và đầy tham vọng, như Công ty Luật Tiang&Partners của Hồng Kông vào năm rồi đã tạo ra Sáng kiến mạng lưới kinh doanh vận chuyển toàn cầu (GSBN) trên nền tảng blockchain, để giải quyết các nút thắt cổ chai chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hồng Kông đang cho các nhà đầu tư thấy sự chính xác trong chiến lược của mình với việc TTTC luôn nằm trong top đầu thế giới thời gian qua, bất chấp quá nhiều đồn đoán bất lợi (chủ yếu từ chính sách can thiệp của Trung Quốc).
Tương lai của công nghệ sổ cái phân tán cho tài chính không phải là bitcoin và các loại tiền điện tử khác. Thay vào đó, nó nằm trong những góc khuất của ngân hàng, như thanh toán bán buôn. Hơn hàng chục thử nghiệm CBDC bán buôn xuyên biên giới đã diễn ra, không chỉ với các ngân hàng trung ương Pháp và Singapore, mà còn ở các quốc gia như Thụy Sĩ, Nam Phi, Thái Lan, TQ và UAE.
Việt Nam cũng đang đi theo lộ trình phát triển kinh tế số, fintech và đồng CBDC, nhưng cần phải tự chủ và chạy nhanh hơn nữa để bắt kịp và thích nghi với các diễn biến quá nhanh, quá bất ngờ trong không gian địa kinh tế-chính trị-tiền tệ ảo.
Với những gì đang diễn ra, thậm chí ngay cả khi xung đột kết thúc, có thể khẳng định một thế giới sau đó sẽ là các nước có khả năng “thúc đẩy lợi ích an ninh bằng lợi thế so sánh”. Manh mối ban đầu cho thấy nguyên lý này nằm ở việc tìm hiểu “ý đồ” Tổng thống Putin muốn phương Tây trả tiền cung cấp khí đốt bằng rúp. |
-------------
Tài liệu tham khảo:
1. International Monetary Fund (IMF), April, 2022. Global Financial Stability Report: Shockwaves from the War in Ukraine Test the Financial System’s Resilience.
2. World Bank (WB), April, 2022. Implications of the War in Ukraine for the Global Economy.
3. Bank for International Settlements (BIS), April, 2022. Monetary and financial stability and the invasion of Ukraine.
4. Is the US Dollar’s Global Hegemony at Risk?
https://www.project-syndicate.org/bigpicture/is-the-us-dollar-s-global-hegemony-at-risk?barrier=accesspay.
5. Sanctions and the international monetary system - https://voxeu.org/article/sanctions-and-international-monetary-system.